Gửi phảm hồi  E-mail      In bài viết  Print        Font-size  

Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do nguyên nhân khách quan?

Câu hỏi:



Công ty TNHH Nam Thắng có nhận vận chuyển hàng hóa từ TP HCM, giao hàng tại Hà Nội. Khoảng 20h ngày 21/10/2011, xe đang bắt đầu leo đèo Cù Mông, Sông Cầu, Phú Yên thì bị tai nạn cháy xe, hậu quả hàng hóa và phương tiện đã bị thiệt hại hoàn toàn.

Đây là tai nạn rủi ro hỏa hoạn, bất khả kháng và không thể lường trước được nhưng Công ty Nam Thắng vẫn phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng với trị giá rất lớn. Theo yêu cầu của khách hàng thì Công ty Nam Thắng phải trả bằng tiền mặt hoặc khấu trừ vào cước vận chuyển hàng trước đây Công ty Nam Thắng đã vận chuyển mà khách hàng chưa thanh toán hoặc trừ dần vào cước vận chuyển hàng sẽ thực hiện trong thời gian tới.

1.   Công ty Nam Thắng có được đưa số tiền bồi thường thiệt hại cho khách hàng để tính vào chi phí hợp lý để xác định kết quả kinh doanh hay không?

2.   Hướng dẫn hồ sơ, chứng từ để đưa vào chi phí hợp lý.

3.   Định khoản, hạch toán tài khoản liên quan vào các nghiệp vụ phát sinh:

-      Sơ đồ xác định chi phí bồi thường thiệt hại cho khách hàng (có Biên bản thỏa thuận bồi thường giữa hai bên)

-      Sơ đồ nộp tiền mặt bồi thường cho khách hàng.

-      Sơ đồ khách hàng trừ vào tiền cước vận chuyển hàng hóa

-      Sơ đồ chi phí bồi thường thiệt hại được kết chuyển từng năm hay đưa toàn bộ một lần chi phí để xác định kết quả kinh doanh.


 

Trả lời:



Trả lời Quý công ty về việc hạch toán chi phí bồi thường thiệt hại tai nạn cháy xe vận chuyển hàng hóa, Chúng tôi có ý kiến như sau:

1.   Về việc xác định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại: Công ty cần căn cứ vào Hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa hai bên để xác định trách nhiệm bồi thường.

2.   Việc xác định giá trị bồi thường phải được thực hiện trên cơ sở là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản, hàng hóa phải bồi thường với số tiền bảo hiểm cho tài sản, hàng hóa bị tổn thất (nếu có) mà công ty nhận được.

3.   Về hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN: Đề nghị Công ty thực hiện theo quy định tại Mục a, Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính.

4.   Về hạch toán kế toán: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế được phản ánh trên Tài khoản 811 – Chi phí khác và được hạch toán cụ thể như sau:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

            Có TK 111, 112 – Trường hợp khoản tiền phạt được thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

            Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (Trường hợp khoản tiền phạt được trừ vào tiền khách hàng còn nợ)

Việc xác định chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN đề nghị Quý Công ty thực hiện theo quy định hiện hành của Pháp luật về Thuế.

 

Share: Follow on Facebook  Follow on twitter  Follow on google  Follow on Yahoo  LinkHay.com

Hỗ trợ trực tuyến

  • Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

    Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

  • Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

    Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Đầu tư nước ngoài

    Đầu tư nước ngoài

  • Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn Thuế - Kế toán

    Tư vấn Thuế - Kế toán

  • Sàn giao dịch Bất động sản

    Sàn giao dịch Bất động sản

Danh mục tư vấn

Luật sư doanh nghiệp Thành lập công ty Thay đổi đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài Tái cơ cấu Doanh nghiệp Bảo hộ nhãn hiệu, logo Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm Thuế - Kế toán Thành lập sàn giao dịch Bất động sản