Gửi phảm hồi  E-mail      In bài viết  Print        Font-size  

Kế toán Thương mại điện tử?

Câu hỏi:



Cty chúng tôi kinh doanh hàng hóa dưới hình thức Thương mại điện tử, là một hình thức kinh doanh tương đối mới đối với Việt Nam nên khi tiến hành kinh doanh, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạch toán kế toán, cụ thể như:

1.   Các chi phí như: Thiết kế website, bổ sung và sửa đổi website theo định kỳ, chi phí xử lý thư tín dụng,… các chi phí liên quan đến việc giao dịch qua Internet như vậy hạch toán vào Chi phí bán hàng như Thương mại bình thường có được không? Nếu không thì phải hạch toán như thế nào để hợp lý?

2.   Đã có một chuẩn mực nào dành riêng cho kế toán trong lĩnh vực Thương Mại điện tử chưa?

3.   Website mà Cty lập để tiến hành kinh doanh trên mạng đó có được coi là Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp hay không? Giá trị của website đó được định giá như thế nào và ai là người sẽ có thẩm quyền định giá cho các website của công ty chúng tôi?

4.   Doanh thu mà Cty chúng tôi có được một phần nhận được từ những quảng cáo trên mạng do các đơn đặt hàng quảng cáo trên website, thì phải hạch toán như thế nào để hợp lý khi những đơn đặt hàng, thu tiền quảng cáo đa số thông qua các dịch vụ chuyển tiền như như Westion Union?


 

Trả lời:



1.  Về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Tại điểm 1 Mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định:

“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1.1   Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

1.2   Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật”.

2.   Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, đề nghị công ty nghiên cứu và vận dụng cho lĩnh vực thương mại điện tử. Không có chuẩn mực kế toán quy định riêng cho lĩnh vực thương mại điện tử.

3.   Đối với câu hỏi: “Website mà Công ty lập để tiến hành kinh doanh trên mạng đó có được coi là Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp hay không?”, đề nghị công ty căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư số 203/209/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định để làm tiêu chí xác định.

Trả lời câu hỏi “Giá trị của website đó được định giá như thế nào và ai là người sẽ có thẩm quyền định giá cho các website của công ty?”: Câu hỏi của Công ty không nêu rõ mục đích của việc xác định giá trị của website nên chưa đủ căn cứ trả lời. Nếu phục vụ cho mục đích hạch toán tại doanh nghiệp thì căn cứ vào giá trị tạo lập website. Nếu đưa ra trao đổi mua bán, công ty có thể lựa chọn các tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị của website.

4.   Việc ghi nhận doanh thu từ các quảng cáo trên mạng phải đảm bảo thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện quy định tại đoạn 16 của Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.

 

Share: Follow on Facebook  Follow on twitter  Follow on google  Follow on Yahoo  LinkHay.com

Hỗ trợ trực tuyến

  • Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

    Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

  • Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

    Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Đầu tư nước ngoài

    Đầu tư nước ngoài

  • Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn Thuế - Kế toán

    Tư vấn Thuế - Kế toán

  • Sàn giao dịch Bất động sản

    Sàn giao dịch Bất động sản

Danh mục tư vấn

Luật sư doanh nghiệp Thành lập công ty Thay đổi đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài Tái cơ cấu Doanh nghiệp Bảo hộ nhãn hiệu, logo Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm Thuế - Kế toán Thành lập sàn giao dịch Bất động sản