Gửi phảm hồi  E-mail      In bài viết  Print        Font-size  

Tiền lương của chủ DNTN và giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do cá nhân làm chủ) có tính vào chi phí được trừ hay không?

 

Câu hỏi:

- Tiền lương của chủ DNTN và giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do cá nhân làm chủ) có tính vào chi phí được trừ hay không?

- Về phân bổ khấu hao TSCĐ: trong một năm do doanh nghiệp nhận thi công được ít công trình, nên chi phí sử dụng máy ít nhưng chi phí khấu hao lại lớn hơn chi phí sử dụng máy thì xử lý như thế nào?

- Phân bổ chi phí trả trước theo tỷ lệ doanh thu các công trình, doanh thu vận chuyển, doanh thu máy đào có đúng không?

- Trích lập dự phòng bảo hành công trình của năm 2009 thì hạch toán vào năm 2010 có đúng không? Trường hợp không trích dự phòng bảo hành công trình mà phát sinh đến đâu (khi phát sinh thực tế bảo hành) thì hạch toán thẳng vào chi phí 154 có được không? Riêng khoản chi phí thực tế này thì cuối năm sẽ phân bổ theo tỷ lệ cho doanh thu có đúng không (vì nó không thuộc công trình nào của năm 2010)?

 

Trả lời:

- Căn cứ hướng dẫn tại Điểm 2.5, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính thì tiền lương của chủ DNTN, chủ công ty TNHH 1 thành viên (do 1 cá nhân làm chủ) không được tính vào chi phí được trừ.

- Trường hợp DN trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì không phân biệt mức độ hoạt động của TSCĐ (do thực tế theo công trình nhận được), doanh nghiệp vẫn tính vào chi phí số khấu hao đã trích.

- Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn (TK 142) và chi phí trả trước dài hạn (TK 242) phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà doanh nghiệp chủ động lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hóa chặt chẽ.

- Đối với trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp: Điều 3 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng quy định:

“Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.

1. Các khoản dự phòng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

2. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính….”.

Căn cứ hướng dẫn trên, việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp phải được doanh nghiệp trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp. Phương pháp lập dự phòng và xử lý khoản dự phòng đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp thực hiện theo Điều 7 Thông tư số 228/2009/TT-BTC nêu trên.

Share: Follow on Facebook  Follow on twitter  Follow on google  Follow on Yahoo  LinkHay.com

Các tin khác

Hỗ trợ trực tuyến

  • Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

    Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

  • Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

    Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Đầu tư nước ngoài

    Đầu tư nước ngoài

  • Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn Thuế - Kế toán

    Tư vấn Thuế - Kế toán

  • Sàn giao dịch Bất động sản

    Sàn giao dịch Bất động sản

Danh mục tư vấn

Luật sư doanh nghiệp Thành lập công ty Thay đổi đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài Tái cơ cấu Doanh nghiệp Bảo hộ nhãn hiệu, logo Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm Thuế - Kế toán Thành lập sàn giao dịch Bất động sản