THỦ TỤC KHẮC DẤU VÀ PHÁT HÀNH DẤU PHÁP NHÂN
Ngày 01.07.2015, Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực cho phép doanh nghiệp có thể được tự lựa chọn việc có sử dụng dấu pháp nhân. Cơ quan Công an không quản lý Dấu của pháp nhân. Doanh nghiệp được tự do thiết kế mẫu dấu và phát hành, sử dụng, quản lý Dấu công ty. Quy định này của Luật doanh nghiệp khiến dư luận khá bối rối và không biết nên vui hay nên buồn???
Trên thực tế, từ thời điểm Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực đến nay, gần như chưa có công ty nào “dũng cảm” không sử dụng dấu pháp nhân vì việc dùng dấu vừa tạo thành thói quen cũng như đảm bảo tính an toàn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Cũng như có ngay “phương tiện chiến đấu” khi các cơ quan Nhà nước hạch sách, không thống nhất trong việc có chấp nhận dấu hay không. Tuy nhiên, về hình thức và nội dung dấu có rất nhiều sự thay đổi vì ngoài những thông tin bắt buộc như tên, mã số doanh nghiệp, thì Công ty có thể tự thiết kế các thông tin khác trên dấu pháp nhân theo sở thích, mong muốn và tính sáng tạo riêng của họ.
Với các doanh nghiệp thành lập sau ngày 01.07.2015, do Cơ quan công an không quản lý dấu và không cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu nữa nên để Dấu pháp nhân có hiệu lực thì trước khi khắc dấu, các Công ty phải lập Biên bản, Quyết định để quy định rõ hình thức, nội dung, số lượng con dấu muốn sử dụng. Sau đó Công ty liên hệ với cơ sở khắc dấu có giấy phép để đặt làm dấu pháp nhân. Sau khi doanh nghiệp nhận được Dấu pháp nhân, để sử dụng hợp pháp, Doanh nghiệp phải đăng mẫu dấu Công ty lên Cổng thông tin quốc gia của Sở kế hoạch đầu tư trong đó ghi rõ thời điểm được sử dụng dấu. Khi đó, dấu Công ty mới chính thức có hiệu lực và Sở kế hoạch đầu tư trả cho doanh nghiệp “thông báo về việc đăng tải mẫu dấu”. Thông báo này giờ đang được các Ngân hàng coi tương đương như Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thành lập trước 01.07.2015 vẫn sử dụng Dấu pháp nhân do bên Công an cấp Đăng ký mẫu dấu. Nhưng, nếu doanh nghiệp muốn thay đổi mẫu con dấu cho phù hợp với xu thế và tăng số lượng dấu sử dụng, Doanh nghiệp vẫn có thể làm thủ tục phát hành dấu mới. Mặc dù không có quy định cụ thể, nhưng các Sở kế hoạch đầu tư sẽ yêu cầu Doanh nghiệp chấm dứt sử dụng con dấu cũ sau khi dấu mới được phát hành và công bố. Trường hợp này Doanh nghiệp cũng vẫn phải lập Biên bản, quyết định để quy định hình thức, nội dung, số lượng dấu Công ty. Dấu cũ công ty vẫn do Doanh nghiệp tự bảo quản và lưu giữ. Tuy nhiên, ngày 08.12.2015, Nghị định Số: 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật doanh nghiệp có hiệu lực thì sẽ làm thay đổi khá nhiều thủ tục khắc lại dấu của Doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục phát hành dấu cho Quý doanh nghiệp khi Nghị định có hiệu lực.
Bạn là Doanh nghiệp cần hỗ trợ và tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc muốn tìm hiểu thêm và thủ tục phát hành dấu, hãy liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THIÊN BÌNH
Trụ sở: Tầng 4 - số 299 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Di động/zalo/viber: 0989.223.175
Email: thienbinhluat@gmail.com / luatsuthienbinh@gmail.com
Website: http://thienbinhluat.com