Gửi phảm hồi  E-mail      In bài viết  Print        Font-size  

Giới thiệu và hướng dẫn thực hiện các quy định mới về hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 01/06/2014

 

Ngày 17/01/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2014/NĐ-CP (NĐ04) sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Để hướng dẫn sửa đổi bổ sung theo tinh thần các nội dung quy định mới tại NĐ04, vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 (TT39) hướng dẫn các nội dung cụ thể chi tiết về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2014 vàthay thế cho Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính (TT64).

Nhằm giúp cho người nộp thuế nhanh chóng tiếp cận nắm bắt thực hiện kịp thời các nội dung mới về hóa đơn từ ngày 01/06/2014, bài viết này giới thiệu và hướng dẫn thực hiện các quy định mới tại TT39 trên cơ sở so sánh với quy định cũ trước đây cụ thể như sau:

1Quy định mới về bỏ quyền sử dụng hóa đơn GTGT và quyền tạo hóa đơn của hộ, cá nhân kinh doanh:

Theo quy định trước đây tại TT64 thì hộ, cá nhân kinh doanh có quyền sử dụng hóa đơn GTGT(Khoản2a, Điều3); có quyền tạo hóa đơn đặt in để sử dụng (Khoản 3c, Điều3; Khoản 2d, Điều5;Khoản 1a, Điều8…)

Để đảm bảo phù hợp với pháp luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ năm 2014 quy định toàn bộ các hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, tại TT39 đã loại bỏ quyền sử dụng hóa đơn GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh  (Khoản2a, Điều3); đồng thời loại bỏ quyền tạo hóa đơn đặt in để sử dụng của hộ, cá nhân kinh doanh  (Khoản 3c, Điều3; Điều5; Khoản 1, Điều8…). Điều này có nghĩa là toàn bộ các hộ, cá nhân kinh doanh đều thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng.

2Quy định về bỏ hóa đơn xuất khẩu và xử lý chuyển tiếp đối với hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã phát hành trước ngày 01/06/2014:

Theo NĐ04 và TT39 thì trong quy định về các loại hóa đơn (Khoản2 Điều3 TT39) đã không còn loại hóa đơn xuất khẩu như trước đây, do đó, đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn xuất khẩu trước đây khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, thì nay sẽ thống nhất sử dụng hóa đơn GTGT (trường hợp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (trường hợp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) thay cho hóa đơn xuất khẩu.

Với quy định mới trên thì kể từ ngày 01/06/2014 trở đi, cơ quan thuế sẽ không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu nữa.

Việc xử lý chuyển tiếp đối với các hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã phát hành trước ngày 01/06/2014 được thực hiện như sau:

Trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và đã Thông báo phát hành theo quy định trước đây và vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/07/2014 (theo Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 TT39).

Từ ngày 01/08/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký với cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng cho đến hết. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký với cơ quan thuế hoặc đăng ký sau ngày 31/07/2014 sẽ không còn giá trị sử dụng và các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hủy đối với số hoá đơn xuất khẩu còn tồn này theo hướng dẫn tại Điều 29 của TT39.

3. Bỏ nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập về tên tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử:

Theo quy định trước đây tại Khoản1(i), Điều4, TT64 thì trên hoá đơn đặt in phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hoá đơn; trên hoá đơn tự in phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn; trên hoá đơn điện tử phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in tự in hoá đơn đặt in, tự cung ứng phần mềm tự in hoá đơn, tự cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử.

Theo quy định mới tại Khoản1(i), Điều4, TT39 thì chỉ quy định nội dung bắt buộc trên hoá đơn đặt in phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hoá đơn, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in tự in hoá đơn đặt in, tự cung ứng phần mềm tự in hoá đơn. Còn trên hóa đơn tự in và hoá đơn điện tửkhông phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn và tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử.

4.  Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được tạo hóa đơn tự in:

- Sửa đổi mức vốn điều lệ đối với doanh nghiệp được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế từ mức vốn điều lệ 1 tỷ đồng thành 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn (Khoản1a, Điều 6, TT39)

Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện tự in hóa đơn đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày TT39 có hiệu lực thi hành có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn (Khoản1b, Điều 6, TT39)

Đồng thời bổ sung điều kiện tự in hóa đơn đối với doanh nghiệp nêu tại điểm này là phải có văn bản Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 TT39) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện bằng việc ban hành Thông báo về việc sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 TT39) trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp.

5.  Sửa đổi quy định về chế độ báo cáo đối với tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn và tổ chức nhận in hoá đơn

Theo quy định trước đây tại Khoản 3b, Điều 6 và Khoản 4b, Điều 8, TT64 thì  tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn và tổ chức nhận in hoá đơn phải lập Báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hoá đơn/nhận in hóa đơn và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm hai lần: lần 1 báo cáo 6 tháng đầu năm chậm nhất là ngày 20/07, lần 2 báo cáo 6 tháng cuối năm chậm nhất là ngày 20/01 năm sau.

Theo quy định mới tại Khoản 3b, Điều 6 và Khoản 4b, Điều 8 TT39 thì  tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn và tổ chức nhận in hoá đơn phải lập Báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hoá đơn/nhận in hóa đơn và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quý: Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II chậm nhất ngày  30/7, quý III chậm nhất ngày 30/10 và quý IV chậm nhất ngày 30/01 năm sau.

Ngoài ra tại Khoản 3b, Điều 6 TT39 cũng bổ sung thêm quy định mới cho phép không phải báo cáo việc cung ứng phần mềm tự in hóa đơn đối với 02 trường hợp: (i) Tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn là tổ chức ở nước ngoài; (ii) Doanh nghiệp tự tạo phần mềm tự in hóa đơn để sử dụng.

6.  Sửa đổi quy định về đối tượng được tạo hóa đơn đặt in

Theo quy định trước đây tại Khoản 1a, Điều 8, TT64 thì  đối tượng được tạo hóa đơn đặt in là toàn bộ các tổ chức kinh doanh; hộ và cá nhân kinh doanh có mã số thuế (chỉ trừ hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp trực tiếp).

Theo quy định mới tại Khoản 1a, Điều 8, TT39 thì:

- Toàn bộ đối tượng người nộp thuế là các hộ, cá nhân kinh doanh không được tạo bất kỳ loạihóa đơn nào mà bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế.

- Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 11 TT39 (sẽ được đề cập dưới đây) thì không được tạo hóa đơn đặt in.

- Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, các tổ chức, doanh nghiệp phải có văn bản Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 TT39) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện bằng việc ban hành Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 TT39) trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp..

7. Bổ sung quy định về việc Hợp đồng in hóa đơn phải kèm theo thông báo của cơ quan thuế về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp

Theo quy định trước đây tại Khoản 3b, Điều 8 TT64 thì: Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.

Theo quy định mới tại Khoản 3b - Điều 8 TT39 thì:  Hợp đồng in hóa đơn được thể hiện bằng văn bản …, kèm theo hóa đơn mẫu, thông báo của cơ quan thuế về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp (Thông báo theo Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 TT39).

8. Bổ sung quy định về việc cơ quan thuế giới hạn số lượng hóa đơn phát hành của tổ chức, doanh nghiệp

Theo quy định trước đây tại Điều 9 TT64 thì cơ quan thuế không giới hạn số lượng hóa đơn phát hành của tổ chức, doanh nghiệp.

Theo quy định mới tại Khoản 2, Điều 9 TT39 thì: Cơ quan thuế  quản lý trực tiếp căn cứ vào nhu cầu sử dụng hoá đơn và việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn của tổ chức, doanh nghiệp để xác định số lượng hoá đơn được thông báo phát hành sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng.

9. Bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng thuộc diện phải mua hóa đơn của cơ quan thuế

Theo quy định trước đây tại Khoản 1 Điều 11 TT64 thì đối tượng thuộc diện phải mua hóa đơn của cơ quan thuế chỉ bao gồm 02 nhóm đối tượng: (a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); và (b) Hộ, cá nhân kinh doanh.

Theo quy định mới tại Khoản 1 Điều 11 TT39 thì đã bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế gồm:

(i) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.

(ii) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế. (Tiêu chí xác định doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 11 TT39).

(iii) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế. (Tiêu chí xác định đối với doanh nghiệp thuộc diện này được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 11 TT39).

Trong 3 nhóm đối tượng thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế nêu trên thì:

- Doanh nghiệp thuộc điểm (i) nêu trên thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuếvô thời hạn.

- Doanh nghiệp thuộc điểm (ii) va (iii) nêu trên thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời hạn 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hoá đơn, việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thuế có văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hoá đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn (Thông báo Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 TT39).

Lưu ý: Riêng đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế nêu tại điểm (ii) trên đây thì ngoài việc chuyển sang mua hóa đơn có thời hạn của cơ quan thuế theo hướng dẫn trên thì còn có thể được lựa chọn sử dụng hóa đơn tự in đưới hình thức sau: Doanh nghiệp vào Trang Thông tin điện tử của cơ quan thuế (Tổng cục Thuế hoặc Cục thuế) và sử dụng phần mềm tự in hóa đơn của cơ quan thuế để lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đảm bảo cơ quan thuế kiểm soát được toàn bộ dữ liệu của hóa đơn tự in đã lập của doanh nghiệp.

10. Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân khi mua hóa đơn lần đầu phải văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất kinh doanh

Theo quy định mới tại Khoản 2a, Điều 12 TT39 bổ sung trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân khi mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (theo Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 TT39) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Trước đây tại TT64 không quy định nội dung này.

11Bổ sung quy định về hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền:

TT39 bổ sung quy định mới về các chỉ tiêu và nguyên tắc phải bảo đảm trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để in và xuất hóa đơn cho khách hàng (quy định cụ thể đề nghị xem chi tiết tại Điều 14 TT39). Trước đây tại TT64 không quy định nội dung này.

            12. Sửa đổi quy định về xử lý phần còn trống trong trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính:

Theo quy định tại Khoản 1b và Khoản 2c Điều 14 TT64 thì trường hợp hoá đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì phải “gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ”.

Theo quy định mới tại Khoản 1a và Khoản 2c Điều 16 TT39 thì trường hợp hoá đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì “không phải gạch chéo”.

            13. Bỏ quy định về lập chung hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn của các siêu thị, trung tâm thương mại :

Theo quy định tại Khoản 1b Điều 14 TT64 thì “Các siêu thị, trung tâm thương mại thành lập theo quy định của pháp luật được lập chung một (01) hóa đơn GTGT cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày …”.

Tại TT39 đã bỏ quy định trên do trường hợp này đã được điều chỉnh theo quy định mới tại Điều 14 TT39 về Hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền.

14. Bổ sung thêm hướng dẫn tại Khoản 2a Điều 16 TT39 về cách lập tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” trong trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài như sau:

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp”.

15. Bổ sung thêm hướng dẫn tại Khoản 2đ Điều 16 TT39 về cách lập tiêu thức “Người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)” trong trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài như sau:

Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài

16. Bổ sung quy định về trách nhiệm và hướng dẫn việc Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn trong trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn:

Tại Điều 25 TT64 không quy định về trách nhiệm phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế trong trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.

Tại Điều 27 TT39 bổ sung quy định về trách nhiệm phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế kể cả trong trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.Đồng thời hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này thì tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).

17. Bổ sung quy định Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo tháng:

Theo quy định trước đây tại Điều 25 TT64 thì toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế theo quý.

Theo quy định mới tại Điều 27 TT39 bổ sung quy định về việc phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng đối với 03 nhóm doanh nghiệp sau: (i) Doanh nghiệp mới thành lập; (ii) Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; và (iii) Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện phải mua hóa đơn của cơ quan thuế. Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Việc nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Hết thời hạn trên, cơ quan thuế kiểm tra việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và tình hình kê khai, nộp thuế để thông báo doanh nghiệp chuyển sang Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Trường hợp chưa có thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Các trường hợp khác không thuộc 03 nhóm doanh nghiệp nêu trên vẫn tiếp tục nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý như trước đây.

18Bỏ phần nội dung quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

Tại TT 64 dành 01 Chương (Chương V) với 02 Điều (Điều 28+29) quy định việc xử phạt vi phạm quy định hành chính về hóa đơn.

Tại TT39 bỏ nội dung này do việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đã được quy định cụ thể tại một Thông tư riêng (Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính).

19. Quy định về xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in trước ngày TT39 có hiệu lực thi hành:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 TT39 thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in trước ngày TT39 có hiệu lực thi hành (01/06/2014) nếu không thuộc đối tượng chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế từ ngày TT39 có hiệu lực thi hành thì vẫn thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in, đặt in như trước đây.

Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in, đặt in và đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in trước ngày TT39 có hiệu lực thi hành (01/06/2014) thì kể cả trường hợp không đáp ứng điều kiện tạo hóa đơn tự in, đặt in theo quy định mới tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 8 TT39 thì cũng vẫn tiếp tục được tạo và sử dụng hóa đơn tự in, đặt in như trước đây (chỉ trừ các trường hợp thuộc đối tượng phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế từ ngày TT39 có hiệu lực thi hành nêu tại Điểu 11 TT39).

Đối với hóa đơn đặt in, tự in doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn trước đây thì được tiếp tục sử dụng.

20Bổ sung thêm 3 mẫu biểu mới tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư:

Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo TT39 có bổ sung thêm 03 mẫu biểu mới so với TT64 gồm: (i) Mẫu 3.14 - Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in/tự in; (ii) Mẫu 3.15 - Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in/tự in; (iii) Mẫu 3.16 - Cam kết về địa chỉ sản xuất kinh doanh.

21Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư về hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:

- Sửa đổi các nội dung liên quan để phù hợp với các quy định mới về bỏ hóa đơn xuất khẩu, bỏ việc sử dụng hóa đơn GTGT và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ của hộ, cá nhân …

- Bổ sung thêm quy định tại Điểm 2.6 để phù hợp với quy định mới tại Khoản 1(c) Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể: Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT.Ngày 17/01/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2014/NĐ-CP (NĐ04) sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Để hướng dẫn sửa đổi bổ sung theo tinh thần các nội dung quy định mới tại NĐ04, vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 (TT39) hướng dẫn các nội dung cụ thể chi tiết về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2014 vàthay thế cho Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính (TT64).

Nhằm giúp cho người nộp thuế nhanh chóng tiếp cận nắm bắt thực hiện kịp thời các nội dung mới về hóa đơn từ ngày 01/06/2014, bài viết này giới thiệu và hướng dẫn thực hiện các quy định mới tại TT39 trên cơ sở so sánh với quy định cũ trước đây cụ thể như sau:

1Quy định mới về bỏ quyền sử dụng hóa đơn GTGT và quyền tạo hóa đơn của hộ, cá nhân kinh doanh:

Theo quy định trước đây tại TT64 thì hộ, cá nhân kinh doanh có quyền sử dụng hóa đơn GTGT(Khoản2a, Điều3); có quyền tạo hóa đơn đặt in để sử dụng (Khoản 3c, Điều3; Khoản 2d, Điều5;Khoản 1a, Điều8…)

Để đảm bảo phù hợp với pháp luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ năm 2014 quy định toàn bộ các hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, tại TT39 đã loại bỏ quyền sử dụng hóa đơn GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh  (Khoản2a, Điều3); đồng thời loại bỏ quyền tạo hóa đơn đặt in để sử dụng của hộ, cá nhân kinh doanh  (Khoản 3c, Điều3; Điều5; Khoản 1, Điều8…). Điều này có nghĩa là toàn bộ các hộ, cá nhân kinh doanh đều thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng.

2Quy định về bỏ hóa đơn xuất khẩu và xử lý chuyển tiếp đối với hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã phát hành trước ngày 01/06/2014:

Theo NĐ04 và TT39 thì trong quy định về các loại hóa đơn (Khoản2 Điều3 TT39) đã không còn loại hóa đơn xuất khẩu như trước đây, do đó, đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn xuất khẩu trước đây khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, thì nay sẽ thống nhất sử dụng hóa đơn GTGT (trường hợp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (trường hợp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) thay cho hóa đơn xuất khẩu.

Với quy định mới trên thì kể từ ngày 01/06/2014 trở đi, cơ quan thuế sẽ không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu nữa.

Việc xử lý chuyển tiếp đối với các hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã phát hành trước ngày 01/06/2014 được thực hiện như sau:

Trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và đã Thông báo phát hành theo quy định trước đây và vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/07/2014 (theo Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 TT39).

Từ ngày 01/08/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký với cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng cho đến hết. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký với cơ quan thuế hoặc đăng ký sau ngày 31/07/2014 sẽ không còn giá trị sử dụng và các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hủy đối với số hoá đơn xuất khẩu còn tồn này theo hướng dẫn tại Điều 29 của TT39.

3. Bỏ nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập về tên tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử:

Theo quy định trước đây tại Khoản1(i), Điều4, TT64 thì trên hoá đơn đặt in phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hoá đơn; trên hoá đơn tự in phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn; trên hoá đơn điện tử phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in tự in hoá đơn đặt in, tự cung ứng phần mềm tự in hoá đơn, tự cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử.

Theo quy định mới tại Khoản1(i), Điều4, TT39 thì chỉ quy định nội dung bắt buộc trên hoá đơn đặt in phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hoá đơn, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in tự in hoá đơn đặt in, tự cung ứng phần mềm tự in hoá đơn. Còn trên hóa đơn tự in và hoá đơn điện tửkhông phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn và tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử.

4.  Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được tạo hóa đơn tự in:

- Sửa đổi mức vốn điều lệ đối với doanh nghiệp được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế từ mức vốn điều lệ 1 tỷ đồng thành 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn (Khoản1a, Điều 6, TT39)

Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện tự in hóa đơn đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày TT39 có hiệu lực thi hành có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn (Khoản1b, Điều 6, TT39)

Đồng thời bổ sung điều kiện tự in hóa đơn đối với doanh nghiệp nêu tại điểm này là phải có văn bản Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 TT39) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện bằng việc ban hành Thông báo về việc sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 TT39) trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp.

5.  Sửa đổi quy định về chế độ báo cáo đối với tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn và tổ chức nhận in hoá đơn

Theo quy định trước đây tại Khoản 3b, Điều 6 và Khoản 4b, Điều 8, TT64 thì  tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn và tổ chức nhận in hoá đơn phải lập Báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hoá đơn/nhận in hóa đơn và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm hai lần: lần 1 báo cáo 6 tháng đầu năm chậm nhất là ngày 20/07, lần 2 báo cáo 6 tháng cuối năm chậm nhất là ngày 20/01 năm sau.

Theo quy định mới tại Khoản 3b, Điều 6 và Khoản 4b, Điều 8 TT39 thì  tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn và tổ chức nhận in hoá đơn phải lập Báo cáo về việc cung ứng phần mềm tự in hoá đơn/nhận in hóa đơn và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quý: Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II chậm nhất ngày  30/7, quý III chậm nhất ngày 30/10 và quý IV chậm nhất ngày 30/01 năm sau.

Ngoài ra tại Khoản 3b, Điều 6 TT39 cũng bổ sung thêm quy định mới cho phép không phải báo cáo việc cung ứng phần mềm tự in hóa đơn đối với 02 trường hợp: (i) Tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn là tổ chức ở nước ngoài; (ii) Doanh nghiệp tự tạo phần mềm tự in hóa đơn để sử dụng.

6.  Sửa đổi quy định về đối tượng được tạo hóa đơn đặt in

Theo quy định trước đây tại Khoản 1a, Điều 8, TT64 thì  đối tượng được tạo hóa đơn đặt in là toàn bộ các tổ chức kinh doanh; hộ và cá nhân kinh doanh có mã số thuế (chỉ trừ hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp trực tiếp).

Theo quy định mới tại Khoản 1a, Điều 8, TT39 thì:

- Toàn bộ đối tượng người nộp thuế là các hộ, cá nhân kinh doanh không được tạo bất kỳ loạihóa đơn nào mà bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế.

- Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 11 TT39 (sẽ được đề cập dưới đây) thì không được tạo hóa đơn đặt in.

- Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, các tổ chức, doanh nghiệp phải có văn bản Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 TT39) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện bằng việc ban hành Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 TT39) trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp..

7. Bổ sung quy định về việc Hợp đồng in hóa đơn phải kèm theo thông báo của cơ quan thuế về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp

Theo quy định trước đây tại Khoản 3b, Điều 8 TT64 thì: Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.

Theo quy định mới tại Khoản 3b - Điều 8 TT39 thì:  Hợp đồng in hóa đơn được thể hiện bằng văn bản …, kèm theo hóa đơn mẫu, thông báo của cơ quan thuế về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp (Thông báo theo Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 TT39).

8. Bổ sung quy định về việc cơ quan thuế giới hạn số lượng hóa đơn phát hành của tổ chức, doanh nghiệp

Theo quy định trước đây tại Điều 9 TT64 thì cơ quan thuế không giới hạn số lượng hóa đơn phát hành của tổ chức, doanh nghiệp.

Theo quy định mới tại Khoản 2, Điều 9 TT39 thì: Cơ quan thuế  quản lý trực tiếp căn cứ vào nhu cầu sử dụng hoá đơn và việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn của tổ chức, doanh nghiệp để xác định số lượng hoá đơn được thông báo phát hành sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng.

9. Bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng thuộc diện phải mua hóa đơn của cơ quan thuế

Theo quy định trước đây tại Khoản 1 Điều 11 TT64 thì đối tượng thuộc diện phải mua hóa đơn của cơ quan thuế chỉ bao gồm 02 nhóm đối tượng: (a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); và (b) Hộ, cá nhân kinh doanh.

Theo quy định mới tại Khoản 1 Điều 11 TT39 thì đã bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế gồm:

(i) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.

(ii) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế. (Tiêu chí xác định doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 11 TT39).

(iii) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế. (Tiêu chí xác định đối với doanh nghiệp thuộc diện này được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 11 TT39).

Trong 3 nhóm đối tượng thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế nêu trên thì:

- Doanh nghiệp thuộc điểm (i) nêu trên thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuếvô thời hạn.

- Doanh nghiệp thuộc điểm (ii) va (iii) nêu trên thuộc diện bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời hạn 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hoá đơn, việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thuế có văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hoá đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn (Thông báo Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 TT39).

Lưu ý: Riêng đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế nêu tại điểm (ii) trên đây thì ngoài việc chuyển sang mua hóa đơn có thời hạn của cơ quan thuế theo hướng dẫn trên thì còn có thể được lựa chọn sử dụng hóa đơn tự in đưới hình thức sau: Doanh nghiệp vào Trang Thông tin điện tử của cơ quan thuế (Tổng cục Thuế hoặc Cục thuế) và sử dụng phần mềm tự in hóa đơn của cơ quan thuế để lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đảm bảo cơ quan thuế kiểm soát được toàn bộ dữ liệu của hóa đơn tự in đã lập của doanh nghiệp.

10. Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân khi mua hóa đơn lần đầu phải văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất kinh doanh

Theo quy định mới tại Khoản 2a, Điều 12 TT39 bổ sung trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân khi mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (theo Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 TT39) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Trước đây tại TT64 không quy định nội dung này.

11Bổ sung quy định về hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền:

TT39 bổ sung quy định mới về các chỉ tiêu và nguyên tắc phải bảo đảm trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để in và xuất hóa đơn cho khách hàng (quy định cụ thể đề nghị xem chi tiết tại Điều 14 TT39). Trước đây tại TT64 không quy định nội dung này.

            12. Sửa đổi quy định về xử lý phần còn trống trong trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính:

Theo quy định tại Khoản 1b và Khoản 2c Điều 14 TT64 thì trường hợp hoá đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì phải “gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ”.

Theo quy định mới tại Khoản 1a và Khoản 2c Điều 16 TT39 thì trường hợp hoá đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì “không phải gạch chéo”.

            13. Bỏ quy định về lập chung hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn của các siêu thị, trung tâm thương mại :

Theo quy định tại Khoản 1b Điều 14 TT64 thì “Các siêu thị, trung tâm thương mại thành lập theo quy định của pháp luật được lập chung một (01) hóa đơn GTGT cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày …”.

Tại TT39 đã bỏ quy định trên do trường hợp này đã được điều chỉnh theo quy định mới tại Điều 14 TT39 về Hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền.

14. Bổ sung thêm hướng dẫn tại Khoản 2a Điều 16 TT39 về cách lập tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” trong trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài như sau:

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp”.

15. Bổ sung thêm hướng dẫn tại Khoản 2đ Điều 16 TT39 về cách lập tiêu thức “Người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)” trong trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài như sau:

Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài

16. Bổ sung quy định về trách nhiệm và hướng dẫn việc Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn trong trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn:

Tại Điều 25 TT64 không quy định về trách nhiệm phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế trong trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.

Tại Điều 27 TT39 bổ sung quy định về trách nhiệm phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế kể cả trong trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.Đồng thời hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này thì tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).

17. Bổ sung quy định Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo tháng:

Theo quy định trước đây tại Điều 25 TT64 thì toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế theo quý.

Theo quy định mới tại Điều 27 TT39 bổ sung quy định về việc phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng đối với 03 nhóm doanh nghiệp sau: (i) Doanh nghiệp mới thành lập; (ii) Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; và (iii) Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện phải mua hóa đơn của cơ quan thuế. Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Việc nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Hết thời hạn trên, cơ quan thuế kiểm tra việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và tình hình kê khai, nộp thuế để thông báo doanh nghiệp chuyển sang Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Trường hợp chưa có thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Các trường hợp khác không thuộc 03 nhóm doanh nghiệp nêu trên vẫn tiếp tục nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý như trước đây.

18Bỏ phần nội dung quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

Tại TT 64 dành 01 Chương (Chương V) với 02 Điều (Điều 28+29) quy định việc xử phạt vi phạm quy định hành chính về hóa đơn.

Tại TT39 bỏ nội dung này do việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đã được quy định cụ thể tại một Thông tư riêng (Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính).

19. Quy định về xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in trước ngày TT39 có hiệu lực thi hành:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 TT39 thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in trước ngày TT39 có hiệu lực thi hành (01/06/2014) nếu không thuộc đối tượng chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế từ ngày TT39 có hiệu lực thi hành thì vẫn thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in, đặt in như trước đây.

Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in, đặt in và đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in trước ngày TT39 có hiệu lực thi hành (01/06/2014) thì kể cả trường hợp không đáp ứng điều kiện tạo hóa đơn tự in, đặt in theo quy định mới tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 8 TT39 thì cũng vẫn tiếp tục được tạo và sử dụng hóa đơn tự in, đặt in như trước đây (chỉ trừ các trường hợp thuộc đối tượng phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế từ ngày TT39 có hiệu lực thi hành nêu tại Điểu 11 TT39).

Đối với hóa đơn đặt in, tự in doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn trước đây thì được tiếp tục sử dụng.

20Bổ sung thêm 3 mẫu biểu mới tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư:

Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo TT39 có bổ sung thêm 03 mẫu biểu mới so với TT64 gồm: (i) Mẫu 3.14 - Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in/tự in; (ii) Mẫu 3.15 - Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in/tự in; (iii) Mẫu 3.16 - Cam kết về địa chỉ sản xuất kinh doanh.

21Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư về hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:

- Sửa đổi các nội dung liên quan để phù hợp với các quy định mới về bỏ hóa đơn xuất khẩu, bỏ việc sử dụng hóa đơn GTGT và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ của hộ, cá nhân …

- Bổ sung thêm quy định tại Điểm 2.6 để phù hợp với quy định mới tại Khoản 1(c) Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể: Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT.

Share: Follow on Facebook  Follow on twitter  Follow on google  Follow on Yahoo  LinkHay.com

Hỗ trợ trực tuyến

  • Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

    Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

  • Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

    Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Đầu tư nước ngoài

    Đầu tư nước ngoài

  • Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn Thuế - Kế toán

    Tư vấn Thuế - Kế toán

  • Sàn giao dịch Bất động sản

    Sàn giao dịch Bất động sản

Danh mục tư vấn

Luật sư doanh nghiệp Thành lập công ty Thay đổi đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài Tái cơ cấu Doanh nghiệp Bảo hộ nhãn hiệu, logo Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm Thuế - Kế toán Thành lập sàn giao dịch Bất động sản