Gửi phảm hồi  E-mail      In bài viết  Print        Font-size  

Bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp

 

Tại sao phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp???

 

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là tài sản kinh doanh mà có thể tăng gía trị thương mại của một công ty và sản phẩm của nó.

Một kiểu dáng công nghiệp tăng thêm giá trị cho sản phẩm của Doanh nghiệp. Nó làm cho sản phẩm hấp dẫn và thu hút khách hàng. Vì vậy, bảo hộ các kiểu dáng giá trị là một phần có tính quyết định trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhà thiết kế và sản xuất nào.

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bằng cách đăng ký ở cơ quan đăng ký quốc gia, bạn sẽ có được độc quyền để ngăn chặn người khác sao chép hoặc nhái lại nếu không được bạn uỷ quyền. Điều này tạo nên ý nghĩa kinh doanh bởi nó tăng khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp và tăng thêm doanh thu bằng một hay nhiều cách sau:

-      Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, và do đó tăng cường vị thế cạnh tranh của bạn .

-      Đăng ký một kiểu dáng giá trị góp phần thu lại vốn đầu tư thích đáng dành cho sáng tạo và marketing sản phẩm có liên quan, do đó tăng lợi nhuận.

-      Một kiểu dáng được bảo hộ cũng có thể được cấp phép sử dụng (hoặc bán) cho người khác để lấy tiền. bằng cách cấp phép sử dụng kiểu dáng, bạn cũng có thể thâm nhập thị trường mà bạn đang không thể phục vụ ở một mặt nào đó.

-      Đăng ký kiểu dáng công nghiệp khuyến khích cạnh tranh công bằng và thực hành thương mại trung thực.


Kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ phải đáp ứng điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và tính ứng dụng:

-      Một kiểu dáng công nghiệp được cho là mới nếu nó khác biệt rõ ràng với các kiểu dáng công nghiệp khác mà đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

-      Một kiểu dáng công nghiệp được cho là có tính sáng tạo nếu dựa trên kiểu dáng công nghiệp đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn  đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp không thể dễ dàng được tạo ra bởi 1 người với kiến thức trung bình về nghệ thuật.

-      Một kiểu dáng công nghiệp được cho là dễ ứng dụng công nghiệp nếu nó có thể được sử dụng như là 1 mô hình cho sản xuất hàng loạt các sản phẩm với hình dáng bên ngoài  thể hiện rõ được kiểu dáng công nghiệp đó bằng các phương pháp công nghiệp hoặc thủ công.

 

Những đặc điểm sau làm kiểu dáng công nghiệp không đủ tư cách để bảo hộ:

-   Hình dáng bên ngoài của 1 sản phẩm cần có đặc tính kỹ thuật của sản phẩm .

-   Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng công nghiệp.

-   Hình dáng sản phẩm vô hình trong quá trình sử dụng sản phẩm .   

   

Quy trình bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp như sau:

1. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp:

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ”. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp hai (2) lần, mỗi lần là 5 năm.

 

2. Quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp

Quyền nộp kiểu dáng công nghiệp, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

 

3. Hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bao gồm các tài liệu sau đây:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;

+ Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp. Nội dung bao gồm:

 

-        Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của  Kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:

-        Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

-        Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);

-        Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

-        Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;

-        Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;

-        Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

                                                                                                           

+ Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;

+ Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;

+ Giấy uỷ quyền;

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

+ Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.

+ Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;

+ Tài liệu xác nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp;

+ Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120)mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.

 

Cần làm gì trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tra cứu đăng ký kiểu dáng công nghiệp là tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký, kết quả tra cứu sẽ cho thấy kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp có trùng hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp của bên thứ ba đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hay không?

Tra cứu hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp là thành quả đầu tư của doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư tài chính, nhân lực vào quá trình thiết kế và cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ cho tài sản của mình. Vì vậy, trước khi nộp đơn chính thức thì cần đánh giá khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kết quả tra cứu sẽ được gửi đến doanh nghiệp trong 02 -03 tháng kể từ ngày nộp đơn.

 

Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Công ty Tư vấn Thiên Bình Luật xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THIÊN BÌNH

Trụ sở: Tầng 4 - số 299 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Di động/zalo/viber: 0989.223.175

Email: thienbinhluat@gmail.com / luatsuthienbinh@gmail.com

Website: http://thienbinhluat.com

Share: Follow on Facebook  Follow on twitter  Follow on google  Follow on Yahoo  LinkHay.com

Hỗ trợ trực tuyến

  • Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

    Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

  • Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

    Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Đầu tư nước ngoài

    Đầu tư nước ngoài

  • Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn Thuế - Kế toán

    Tư vấn Thuế - Kế toán

  • Sàn giao dịch Bất động sản

    Sàn giao dịch Bất động sản

Danh mục tư vấn

Luật sư doanh nghiệp Thành lập công ty Thay đổi đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài Tái cơ cấu Doanh nghiệp Bảo hộ nhãn hiệu, logo Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm Thuế - Kế toán Thành lập sàn giao dịch Bất động sản