Hiện nay, mặt yếu của các Doanh nghiệp Việt Nam khi thành lập công ty là chỉ quan tâm đến việc phát triển hoạt động kinh doanh và giảm thiểu chi phí cũng như xây dựng mạng lưới hoạt động. Hầu hết các nhà đầu tư khi mới thành lập đều không quan tâm tìm hiểu đến những quy định về việc quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ trong công ty. Khi mâu thuẫn xảy ra đa phần là không biết cách tháo gỡ và ngày càng để cho mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ trở lên gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì?
1. Các tranh chấp trong nội bộ công ty thường gặp:
a. Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên công ty:
- Cổ đông, thành viên không góp tiền cho số cổ phần cam kết góp hoặc số vốn cam kết góp.
- Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký, nhưng vẫn yêu cầu được coi là cổ đông với quyền và lợi ích như của một người đã góp đủ.
- Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn như: Định giá tài sản không chính xác với giá trị thực tế; Không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; Không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản.
- Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng.
b. Tranh chấp phát sinh từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên:
- Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên.
- Tranh chấp vì các Quyết định đưa ra không công bằng.
- Quyết định không hợp pháp.
- Không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì Quyền lợi của mình không được như mong đợi.
- Cơ quan chủ quản không đồng ý với biểu quyết tán thành của người đại diện mình nắm phần vốn.
c. Tranh chấp về quyền được làm giám đốc, người đại diện theo pháp luật (các chức danh quản lý, điều hành trong công ty):
Các tranh chấp này xảy ra trong các trường hợp sau:
- Các nhóm cổ đông thường muốn “cài người của mình” làm Giám đốc (Đại diện theo pháp luật) để nghiêng lợi ích về phía nhóm của mình, cho nên không thống nhất được việc chọn Giám đốc (người đại diện theo pháp luật).
- Cổ đông lớn, là Chủ tịch và đồng thời muốn làm Giám Đốc. Do vậy, không thay thế được Chủ tịch HĐQT; hoặc đương sự không chấp nhận quyết định bãi miễn của HĐQT (dù quyết định đó là hợp pháp).
- Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, do vậy người bị thay thế thường gây khó khăn bằng cách cất, thu giữ con dấu của công ty, không đem sử dụng cho các văn kiện của công ty phát hành; không bàn giao quyền quản lý điều hành công ty cho người mới được bổ nhiệm; khiếu kiện, khiếu nại lên cơ quan nhà nước; yêu cầu thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của công ty…
2. Nội dung tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản pháp luật, văn bản nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
Thống nhất với Quý Khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
Tư vấn, đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp;
Cử luật sư đại diện Quý Khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;
Tư vấn và hỗ trợ Quý Khách hàng trong quá trình thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Thiên Bình Luật xin vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc gửi Email qua địa chỉ: thienbinhluat@gmail.com hoặc thienbinhluat.com@gmail.com để được các Luật sư của Công ty tư vấn, đại diện tiến hành giải quyết tranh chấp.
Trân trọng!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THIÊN BÌNH
Trụ sở: Tầng 4 - số 299 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Di động/zalo/viber: 0989.223.175
Email: thienbinhluat@gmail.com / luatsuthienbinh@gmail.com
Website: http://thienbinhluat.com