Câu hỏi: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp phân phối theo quy định nào? Đề nghị hướng dẫn điều kiện đầu tư vào lĩnh vực này?
Trả lời:
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc các nước, vùng, lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam phải phù hợp với lộ trình đã cam kết theo quy định tại Luật Đầu tư 2005. Nghị định 108/2006/NĐ-CP các văn bản có liên quan.
Việc nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp phân phối đặc biệt lưu ý một số nội dung mà Việt Nam đã cam kết mở cửa (11/12 ngành với 110 phân ngành dịch vụ, bao gồm dịch vụ phần phối) như sau:
1.Một số hạn chế chặt trong cam kết mở cửa thị trường:
Một là: không mở cửa thị trường phân phối đối với 7 mặt hàng: (1) thuốc lá, xì gà, (2) sách, báo, tạp chí, băng video, (3) kim loại, đá quý, (4) SP dược, chấp gây nghiện, (5) thuốc nổ, (6) gạo, (7) đường mía.
Hai là: sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng… ta chỉ mở cửa sau 3 năm.
Ba là: hạn chế chặt khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (mở từ điểm bán lẻ thứ 2 trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể)
2.Đối với dịch vụ bán buôn, bán lẻ, đại lý:
Thành lập doanh nghiệp lĩnh vực phân phối:
Tại thời điểm gia nhập WTO: nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh với phần vốn góp không quá 49% vốn pháp định của liên doanh.
Từ 1/1/2008: Được liên doanh không quá 51%
Từ 1/1/2009: không hạn chế về tỷ lệ góp vốn
Dịch vụ bán buôn, bán lẻ, đại lý:
Từ thời điểm gia nhập WTO: doanh nghiệp FDI kinh doanh dịch vụ phân phối được phép bán buôn, bán lẻ và làm đại lý bán tất cả các mặt hàng nhập khẩu hợp pháp hoặc sản xuất ở trong nước, trừ 11 mặt hàng sảu đây:
- Xi măng
- Lốp (trừ lốp máy bay)
- Máy kéo
- Động cơ xe máy
- Ô tô
- Xe máy
- Thép
- Thiết bị nghe nhìn
- Rượu
- Đồ uống có cồn
- Phân bón
Từ 1/1/2009: được phép phân phối thêm 4 mặt hàng sau :
- Máy kéo
- Động cơ xe máy
- Ô tô
- Xe máy
Sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO: Doanh nghiệp FDI nói trên được phép phân phối tất cả các mặt hàng.
Việc lập điểm bán lẻ ngoài cơ sở ban đầu phải được xem xét từng trường hợp tùy thuộc nhu cầu và tình hình phát triển của thị trường.
3.Dịch vụ nhượng quyền thương mại:
Tại thời điểm gia nhập WTO – nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh với phần góp vốn không quá 49%
Từ 1/1/2008 – được liên doanh không quá 51%
Từ 1/1/2009 – không hạn chế về tỷ lệ góp vốn
Sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO – được thành lập chi nhánh để kinh doanh dịch vụ nhượng quyền thương mại.