Tên văn bản: | Luật Phá sản số 21/2004/QH11 của Quốc hội |
Cơ quan ban hành: | Quốc hội |
Ngày ban hành: | 24/06/2004 |
Ngày đăng công báo: | 15/07/2004 |
Ngày hiệu lực: | 15/10/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | |
Loại văn bản: | Luật |
Số hiệu: | 21/2004/QH11 |
Người ký: | Nguyễn Văn An |
Hiệu lực văn bản: | Chưa xác định |
Luật Phá sản - Ngày 15/6/2004, Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản số 21/2004/QH11, gồm 9 chương 95 điều, có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2004, thay thế Luật Phá sản doanh nghiệp ban hành năm 1993.
Luật Phá sản quy định thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm: nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản, phục hồi hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, các khoản nợ, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản...
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm, có bảo đảm một phần, người lao động không được trả lương và các khoản nợ khác (thông qua đại diện của mình) đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó... Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây: các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán, quá trình đòi nợ, căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản...
Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện: cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản, nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng, chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực...