Hiện nay, việc thành lập các tập đoàn kinh tế và mô hình "Công ty mẹ - Công ty con " đang diễn ra mạnh mẽ và đem lại nhiều lợi ích cho các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm này còn khá mới mẻ ở nước ta. Rất nhiều Doanh nghiệp chưa hiểu thấu đáo, cụ thể, đôi khi hiểu sai lệch gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong công tác điều hành, quản lý của tập đoàn. Chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ một số khái niệm cơ bản về vấn đề này như sau:
- Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức Công ty mẹ - công ty con.
- Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.
- Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp Luật liên quan.
- Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Pháp luật liên quan và Điều lệ công ty.
- Cụm từ "tập đoàn" có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.
- Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính hợp nhất, giám sát hoạt động tài chính của tập đoàn kinh tế, của nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế.
- Bộ Công thương hướng dẫn việc giám sát các tập đoàn kinh tế, nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế thực hiện các quy định về hạn chế cạnh tranh, chống lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền.
Các bước cần thực hiện để hình thành tập đoàn kinh tế:
Để hình thành một Tập đoàn kinh tế theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, sau khi đã trao đổi, ký kết hợp đồng, cần qua các bước sau:
Bước 1:
Xây dựng Đề án hình thành Tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Đề án gồm những nội dung sau:
- Nghiên cứu, tham khảo về Tập đoàn kinh tế theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con ở các nước phát triển để tìm hiểu điều kiện thành lập một tập đoàn kinh tế theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con .
- Phân tích thực trạng của các công ty và xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm sắp tới.
- Xác định Công ty mẹ, các Công ty con, công ty “cháu” và công ty liên kết.
Bước 2:
Trình bày Đề án hình thành Tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ – công ty trước lãnh đạo các công ty nghiên cứu xem xét và đưa ra ý kiến hoàn thiện đề án.
Bước 3:
Hoàn thiện các thủ tục pháp lý để hình thành tập đoàn
Các nội dung thực hiện:
- Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các công ty có liên quan;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty mẹ, Điều lệ các công ty con;
Bước 4:
Xây dựng quy chế tổ chức và quản lý điều hành tập đoàn.
Quy chế này bao gồm những nội dung sau:
- Nguyên tắc quản lý các công ty trong Tập đoàn;
- Hội đồng Chủ tịch hoặc Hội đồng giám đốc trong Tập đoàn;
- Quản lý tài chính trong tập đoàn;
- Quản lý nhân sự và chính sách tiền lương trong tập đoàn;
- Xây dựng và phát triển thương hiệu tập đoàn.
Bước 5:
Công bố hình thành tập đoàn.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THIÊN BÌNH
Trụ sở: Tầng 4 - số 299 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Di động/zalo/viber: 0989.223.175
Email: thienbinhluat@gmail.com / luatsuthienbinh@gmail.com
Website: http://thienbinhluat.com